VPIS PHỐI HỢP TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN INTERNET ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

VPIS PHỐI HỢP TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN INTERNET ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM

Hà Nội, từ ngày 27 – ngày 28 tháng 11 năm 2017, dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông và Đại sứ quán Thụy Điển cùng sự phối hợp tổ chức của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội, Đai học Lund, UNDP, UNESCO và Hiệp hội Internet Việt Nam, Diễn đàn Internet Việt Nam 2017 (VIF17) lần đầu tiên được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội. Đây là một trong những sự kiện quan trọng đánh dấu 20 năm Internet chính thức có mặt tại Việt Nam.

 

Với chủ đề "Digital For Good", VIF17 hướng tới cung cấp nền tảng trao đổi những quan điểm và ý tưởng về việc tận dụng Internet như một phương thức cung cấp thông tin, thúc đẩy sự phát triển bền vững và mở ra những cơ hội mới đầy tiềm năng cho cả cộng đồng. Sự kiện do Đại sứ quán Thụy Điển và Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức. VIF17 nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các nhà đồng tổ chức và đối tác, bao gồm Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Viện Nghiên cứu Internet của Đại học Lund (Thụy Điển), Hiệp hội Internet Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO).

Ông Cao Hoàng Nam, Điều phối viên trưởng của VPIS, ông Denis Brunetti, Tổng Giám đốc công ty Ericsson Việt Nam và Myanmar, bà Victoria Rhodin Sandstrom, Bí thư thứ nhất, Trưởng ban Chính trị, Đại sứ quán Thuỵ Điển tại Việt Nam và Ông Mans Svensson, Giám đốc Viện Nghiê​n cưứu​ Internet, Đại học Lund

Chia sẻ về sự kiện đáng mong đợi này, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Pereric Högberg - nhận định: "Ngày nay, Internet đã và đang phát triển vượt bậc với những công nghệ mà trước đây chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới, trở thành một phương tiện có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam, Thụy Điển cũng như trên toàn thế giới. Cũng không thể phủ nhận rằng chính sự tác động tích cực này đã kiến tạo nên hàng loạt những đổi mới trong kinh doanh, tạo ra các phương thức kinh tế mới, đồng thời mở ra cơ hội để mỗi người dân có thể liên tục cập nhật và nắm bắt nhiều vấn đề cũng như giúp các cơ quan quản lý có thể cởi mở hơn, minh bạch hơn và có trách nhiệm giải trình cao hơn."

Ông Pereric Högberg cũng nhấn mạnh: "Internet là ý tưởng về sự kết nối. Nó giúp mọi người, cộng đồng, các cơ quan và tổ chức có thể kết nối và cùng hành động để hướng tới những lợi ích chung. Chúng tôi tìm kiếm và mong muốn kiến tạo nên một hệ thống Internet cởi mở, dễ tiếp cận và an toàn cho tất cả mọi người, bao gồm cả thế hệ trẻ - những thanh thiếu niên và con em của chúng ta.”

 

Diễn đàn Internet Việt Nam được tổ chức với mong muốn trở thành một cơ sở, một sự kiện thường niên để các thành viên chính phủ, đại diện cộng đồng, giới học giả, lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nhân xã hội, nhà đầu tư và các bên liên quan khác cùng thảo luận về những tiềm lực của Internet trong việc đóng góp và phát triển cộng đồng nơi chúng ta đang sống, tạo ra một xã hội cởi mở, bền vững và sáng tạo. Chương trình năm nay tập trung trao đổi về các chủ đề như Chính phủ điện tử, Dữ liệu Mở cho đến các vấn đề như Thành phố Thông minh hay Truyền thông Mạng xã hội.

Ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết: "Sự phát triển của Internet ở Việt Nam trong suốt 20 năm qua đã tạo ra phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và công nghệ, cũng như các ứng dụng và phương tiện truyền thông xã hội. Internet giờ đây đã xuất hiện và tồn tại ở mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày của người dân, cả về mặt xã hội và kinh tế. VIF 2017 là cơ hội tốt để ta có được những góc nhìn đa chiều về "cuộc sống trên Internet" trong một cộng đồng cởi mở để chúng ta có thể hướng tới thiết lập một hệ sinh thái Internet văn minh, minh bạch, đa dạng và an toàn".

 

Mở rộng quyền truy cập vào Internet vẫn luôn được đề cao như một phần không thể thiếu góp phần thực hiện thành công Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc. Chương trình đưa ra một mục tiêu đầy tham vọng, nhằm "Tăng cao khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin và truyền thông. Phấn đấu để phổ cập hóa và cung cấp kết nối Internet mức giá vừa phải ở các nước kém phát triển nhất vào năm 2020". Chương trình cũng đã thiết lập một tiêu chuẩn mới mang tính toàn cầu cho sự phát triển nhằm đảm bảo không một người dân nào phải chịu thiệt thòi do không được cung cấp hay trang bị Internet.

 

Phó Giám đốc của UNDP tại Việt Nam Akiko Fujii nhấn mạnh tác động tích cực của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp phát triển trên nền tảng công nghệ và kỹ thuật số, về những quyền lợi và sự tận hưởng cuộc sống của chúng ta. "Các doanh nghiệp phát triển trên nền tảng công nghệ và kỹ thuật số đóng một vai trò quan trọng trong việc trao đổi ý tưởng - quan điểm trên các nền tảng trực tuyến, đồng thời gia tăng khả năng tiếp cận thông tin và tương tác xã hội thông qua ứng dụng, phát triển các sáng kiến mới giúp các nhóm bên lề của xã hội có thể tham gia chia sẻ những tiến bộ đột phá trong khoa học và công nghệ" - bà Fujii cho biết tại Diễn đàn Internet Việt Nam 2017.

 

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Việt Nam, Ngài Michael Croft cũng chia sẻ tại Diễn đàn này: “Việc chia sẻ kiến thức và thông tin, đặc biệt thông qua công nghệ thông tin truyền thông và Internet có khả năng biến đổi các nền kinh tế và xã hội. Với cách tiếp cận đa phương, Diễn đàn Internet Việt Nam 2017 tạo nên sức mạnh tổng hợp khai thác công nghệ thông tin truyền thông vì sự phát triển bao trùm, sáng tạo và bền vững cùng với sự tự do chia sẻ các ý tưởng và thông tin”.

​Phiê​n thảo luận về Mạng xã hội tại VIF17 có sự tham gia của TS. Phạm Hải Chung (VPIS) và Bà Ann Senior Nguyên giám đốc Trung tâm đào tạo của Reuter, giảng viên của Media Course (VPIS) tháng 11 tại TP.Hồ Chí Minh

Trờ thành một phần của VIF2017, một cá nhân hay doanh nghiệp từ Việt Nam được tôn vinh trong buổi lễ cho những cống hiến của mình trong xây dựng và đổi mới xã hội thời đại kỹ thuật số. Người chiến thắng của cuộc thi toàn quốc #InnovationForGood (Sáng tạo vì mục tiêu phát triền) nhận được 1.000 USD tiền mặt và một chuyến tham quan tới Thụy Điển để trải nghiệm những sáng tạo của quốc gia phát triển này - những sáng tạo đã góp phần thay đổi thế giới. Đây là sáng kiến dó VPIS và Đại học Lund (Thụy Điển) đề xuất và phối hợp tổ chức. 

Ô​ng Cao Hoàng Nam, Điều phối viên trưởng của VPIS và ông Nhữ Đình Ngọc Anh, đại diện dự án chiến thắng Internet Award #InnovationForGood

Ngài Mans Svensson, Giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Internet của Đại học Lund chia sẻ: “Đại học Lund có truyền thống lâu đời luôn luôn khuyến khích đổi mới và công nghệ vì mục đích xã hội. Chiến thắng giải thưởng này và tham gia Giải thưởng InnovationForGood 2017 của đại học Lund là cơ hội tuyệt vời để chúng tôi học hỏi những sáng kiến đổi mới của Việt Nam.” 

 

Bên cạnh đó, Đại sứ quán Thụy Điển đồng hành cùng Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (Save The Children) ra mắt cuốn cẩm nang #NetSmart (Sử dụng Internet thông minh) - cuốn sổ tay dành cho các bậc phụ huynh về nâng cao kĩ năng bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xâm hại tình dục trên môi trường mạng. Cuốn cẩm nang này hứa hẹn sẽ giúp bậc phụ huynh hiểu rõ hơn các mối nguy hại từ môi trường mạng đối với trẻ ở từng lứa tuổi: từ mầm non cho đến trẻ vị thành niên. Cha mẹ được khuyến khích nói về những khó khăn và xây dựng mối quan hệ thân thiết với con cái để những vấn đề của con trẻ được chia sẻ dễ dàng và cởi mở hơn. Buổi ra mắt diễn ra vào sáng ngày 28/11.

​Cuố​n sổ tay #Netsmart do VPIS phối hợp cùng Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam và tổ chức Save the Children biên dịch và xuất bản

VIF17 được tổ chức dưới sự tài trợ của hãng điện tử Ericsson, bảo tàng Hà Nội, tập đoàn Microsoft, Đại sứ quán Anh, Siêu thị nội thất và trang trí UMA, Furbrew, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory-Pepsico, Cộng Cà-phê, Netnam, Hãng hàng không Qatar, ABB, Red Apron và Z.Com.

 

Một số hình ảnh các phiên thảo luận của VIF17:

Các thành viên của VPIS tích cực chuẩn bị cho Diễn dàn Internet Việt Nam VIF17