Quốc hội thông qua Nghị quyết số 55/2017/QH14 về về Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết số 55/2017/QH14 về  về Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Chiều ngày 24/11/2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết chất vấn số 55/2017/QH14 trong đó đề cập đến việc yêu cầu Chính phủ và Bộ Thông tin & Truyền thông nhanh chóng xây dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử trên Mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng Mạng xã hội tại Việt Nam. Đây là thành quả bước đầu vô cùng quan trọng cho những nỗ lực vận động, đề xuất nhằm thúc đẩy việc xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội cùng​ Bộ​ Thô​ng tin &​ Truyề​n thô​ng và​ các​ đ​ối​ táctrong năm 2017 vừa qua.

 

Nghị Quyết của Quốc hội chỉ rõ: "Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn tại Việt Nam". Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cần xây dựng bộ công cụ thu thập, phân tích và xử lý thông tin không phù hợp với pháp luật Việt Nam được đăng tải bởi các nhà cung cấp dịch vụ; phối hợp với các bộ, ngành xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp luật trên mạng xã hội.

 

Chính vì vậy, công việc cấp thiết hiện này là xây dựng, hoàn thiện nội dung bộ quy tắc và cách thức áp dụng và đưa bộ quy tắc vào xã hội. Nội dung bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cần phải phù hợp với đời sống nhân dân và xác định rõ, cụ thể trách nhiệm của nhà cung cấp nền tảng mạng xã hội, người dùng và cơ quan nhà nước phụ trách. Nếu chỉ là những điều khoản, khẩu hiệu chung chung thì không hiệu quả.

 

Nội dung của bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được VPIS đề xuất và đưa ra thảo luận chính thức lần đầu tiên tại “Hội thảo Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới một mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững” ngày 12/4/2017 do VPIS phối hợp với Cục PTTH&TTĐT tổ chức. Hội thảo là diễn đàn mở đầu tiên đề cập đến vấn đề “phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội” nhằm thu nhận các ý kiến đóng góp tích cực từ các nhà hoạt định chính sách, cá chuyên gia trong ngành, luật sư, người dùng mạng xã hội và các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm để đưa ra các giải phát khả thi kiến tạo môi trường mạng an toàn và minh bạch.

​Hôi thảo "Phát ngôn gây thù ghét và các giải phát hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững" diễn ra ngày 12.4.2017

lần đầu tiên đề xuất Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tại Việt Nam

Với mong muốn đóng vai trò cầu nối đối thoại giữa các bên liên quan nhằm thúc đẩy dự án xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử trên MXH”, trong năm qua, VPIS đã liên tục thực hiện các cuộc khảo sát diện rộng về thực trạng vấn  đề “tin xấu, tin gây thù ghét” trên mạng xã hội, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong và ngoài nước để xem xét thực trạng và hoàn thiện nội dung bộ quy tắc. Từ đó, VPIS tổng hợp và đề xuất nội dung Bộ quy tắc trong các buổi họp thảo luận với đại diện bên Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử  Ngoài ra, Chương trình cũng hợp tác chặt chẽ với Văn phòng Quốc Hội, đặc biệt là Thư viện Quốc hội để soạn thảo tài liệu tổng hợp đa chiều và đề cập vấn đề đến các đại biểu quốc hội xem xét.

​TS.Phạm​ Hải Chung, trư​ởng​ ban Internet và​ Truyền​ thô​ng (VPIS) trình bày nghiên cứu của VPIS về thực trạng phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội tại Việt Nam

Trong năm tới, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Chương trình Internet và Xã hội (VPIS) dự kiến tiếp tục đẩy mạnh dự án xây dựng “Bộ quy tắc ứng xử (Code of Conduct) trên mạng xã hội”. Hiện nay, Bộ quy tắc do VPIS đề xuất có 8 nội dung dựa trên Bộ quy tắc được Liên minh châu Âu thông qua năm 2016 với một số nội dung  chính như: các Công ty Công nghệ thông tin sẽ là một trong những đơn vị đi đầu về chống lan truyền các chủ đề gây thù ghét trên mạng; các công ty này sẽ có một quy trình kiểm duyệt các thông tin gây thù ghét bất hợp pháp trong vòng 24h hoặc có thể vô hiệu hóa quyền truy cập những nội dung này nếu cần thiết. Một số điểm chính của Bộ quy tắc ứng xử được đề xuất:

·       Cam kết công khai

Các công ty CNTT sẽ  đi đầu về chống lan truyền các chủ đề phát ngôn gây thù ghét trên mạng và thống nhất với Cơ quan quản lý Việt Nam về một BQTUX với cam kết công khai (Public Commitments)

·       Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước

Công ty CNTT cần có quy trình nhằm cải thiện tốc độ và hiệu quả của việc liên lạc giữa các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam và đặc biệt là thông báo về việc  vô hiệu hóa quyền truy cập hoặc loại bỏ các tin bài phát ngôn gây thù ghét. Việc thông tin này sẽ được thống nhất giữa Công ty CNTT và đầu mối được chỉ định bởi các Cơ quan quản lý nhà nước.

•        Gỡ bỏ trong 24h

Các công ty CNTT sẽ xem các các thông báo hợp lệ và có chứng minh rõ ràng để loại bỏ các thông tin bất hợp pháp  trong 24 giờ và loại bỏ hoặc vô hiệu hóa quyền truy cập vào các nội dung này

•        Nhận thức &  Giáo dục

Các công ty CNTT cần tập trung nâng cao nhận thức và giáo dục với người dùng về các loại nội dung không được phép theo quy định. Các hệ thống thông báo có thể được sử dụng như một công cụ để đẩy mạnh việc này.

•        Chính sách cộng đồng & luật pháp Việt Nam

Ngay khi nhận được thông báo loại bỏ, các công ty CNTT sẽ xem xét các yêu cầu bằng việc đối chiếu với  các quy định và chính sách  cộng đồng của các công ty và các đạo luật hiện hành của Việt Nam  để xem xét

•        Nâng cao năng lực

Các công ty CNTT cần cung cấp đào tạo thường xuyên cho nhân viên của mình về các vấn đề xã hội đang xảy ra tại Việt Nam để tăng cường khả năng nắm bắt vấn đề.

•        Ngăn chặn lan truyền

Các công ty CNTT cần tăng cường hợp tác giữa các nhà cung cấp nền tảng (platforms) và các công ty truyền thông xã hội khác để tăng cường chia sẻ việc quản lý  phát ngôn gây thù ghét (hạn chế lan truyền)

•        Đánh giá các cam kết này và tác động

Các công ty CNTT và Cơ quan quản lý nhà nước cần  đánh giá các cam kết và tác động của nó hàng quý