Diễn đàn Internet Việt Nam 2017 - Diễn đàn đầu tiên về Internet & Xã hội tại Việt Nam

Diễn đàn Internet Việt Nam 2017 - Diễn đàn đầu tiên về Internet & Xã hội tại Việt Nam

Ngày 27, 28 tháng 11 sắp tới, Chương trình Nghiên cứu Internet và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, UNESCO, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam và Đại học Lund Thụy Điển tổ chức Diễn đàn Internet Việt Nam 2017 (VIF 2017) tại Bảo tàng Hà Nội.

 

VIF 2017diễn đàn thường niên đầu tiên ở Việt được tổ chức với mục tiêu nhìn nhận và đánh giá sự đóng góp của Internet trong việc định hình nên một xã hội cởi mở, bền vững và sáng tạo, tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận Internet và các giải pháp kỹ thuật số cho tác động xã hội theo chủ đề #DigitalforGood.

 

Diễn đàn quy tụ những diễn giả và người tham dự từ các quan chức chính phủ, đại diện công dân, giới học thuật, lãnh đạo doanh nghiệp, các doanh nhân xã hội và các nhà đầu tư. Các sự kiện bên lề sẽ trưng bày nhiều đổi mới sáng tạo và giải pháp kỹ thuật số. Chủ đề thảo luận chính trong diễn đàn năm nay bao gồm từ cách tiếp cận Internet và dữ liệu mở thúc đẩy tính minh bạch và khả năng tiếp cận, đến sự phát triển bền vững của công nghệ số, cụ thể dự kiến như sau:

 

Phiên chính 1: Tiếp cận công nghệ số

Việc tiếp cận Internet đã góp phần quan trọng cho phép con người có thể hoàn toàn hòa nhập trong xã hội hiện đại. Thông qua việc sử dụng Internet, chúng ta có thể thoải mái tận hưởng những hoạt động như hẹn hò trực tuyến, giải trí qua các trò chơi di động cũng như tìm kiếm thông tin, cập nhật tin tức và tham gia các cuộc thảo luận trực tuyến. Tuy nhiên, việc tiếp cận số không còn chỉ xoay quanh những giải pháp kỹ thuật, mà sự cởi mở, khả năng tiếp cận và truyền thông thông tin cũng trở thành những khía cạnh quan trọng cần được quan tâm xem xét.

Sự phát triển khoa học công nghệ đã thay đổi và định hình lối suy nghĩ, hành động của chúng ta về hệ xã hội, công việc, tính riêng tư hay minh bạch. Trong phiên đầu tiên, chúng ta sẽ thảo luận về các cơ hội mà việc tiếp cận công nghệ số đem lại cho cuộc sống con người.

 

Phiên thảo luận 1A: Sáng tạo công nghệ vì xã hội

Sử dụng công nghệ số để thúc đẩy phát triển xã hội và môi trường. Trọng tâm của khởi nghiệp hiện đại là sử dụng tối ưu các công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các dịch vụ trực tuyến, ứng dụng điện thoại di động, in ấn 3D và thực tế ảo là những ví dụ về các công nghệ mới đã được sử dụng bởi các công ty khởi nghiệp để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Sáng kiến và công nghệ cũng là trọng tâm trong việc phát hiện ra các giải pháp phát triển mới cho những thách thức phát triển toàn cầu mới mà chúng ta đang phải đối mặt, bao gồm cả việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030 (SDGs). Chúng ta đã thấy tác động đáng kể lên xã hội và môi trường thông qua các đổi mới công nghệ trong nhiều lĩnh vực như SMS phân phối phiếu thực phẩm trong thời kỳ nạn đói, trồng rừng ở các khu vực biệt lập của rừng nhiệt đới bằng máy bay không người lái, sản xuất các bộ phận giả thông qua in 3D, và các nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng đã cách mạng hóa những nỗ lực phát triển toàn cầu. Phiên này sẽ tìm hiểu kỹ thuật số có thể và đang được sử dụng tốt như thế nào để thúc đẩy phát triển bền vững toàn cầu và giúp chúng tôi đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Phiên thảo luận này sẽ do UNESCO đồng chủ tọa.

 

Phiên thảo luận 1B: Nguồn dữ liệu mở

Dữ liệu mở là những thông tin được cung cấp bởi các tổ chức công cộng cho phép bất cứ ai cũng có thể sử dụng, tái sử dụng hoặc lan truyền các thông tin này với yêu cầu duy nhất là trích nguồn của dữ liệu. Như vậy, dữ liệu mở là một loại tài sản góp phần tăng tính minh bạch thông tin và khả năng tiếp cận của người dùng. Trong xã hội số, chúng ta cần những sáng kiến mới để hình thành, quản lý và phân phối nguồn dữ liệu mở. Trong phiên này, chúng ta sẽ trao đổi một số ví dụ về cách thức nguồn dữ liệu mở có thể được tạo ra và  tự do sử dụng.

 

Phiên thảo luận 2A: Xác định các chỉ số phổ cập Internet

UNESCO sẽ giới thiệu về khái niệm "Phổ cập Internet" và cùng các thành viên tham gia xác định các chỉ số cho Internet. Khái niệm "Phổ cập Internet" là trọng tâm nghiên cứu của UNESCO nhằm thúc đẩy một mạng Internet hoạt động cho tất cả mọi người và dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản ROAM, bao gồm: Quyền hạn (R), Sự cởi mở (O), Khả năng tiếp cận (A), và nhiều thành phần (M).

Xây dựng các chỉ số Internet phục vụ nhiều mục đích: đánh giá môi trường và sự phát triển Internet của một quốc gia, mở rộng sự nhất trí quốc tế về các quy chuẩn và nguyên tắc trên Internet, và thúc đẩy các quyền công nghệ số cho sự phát triển bền vững. Phiên thảo luận cũng sẽ dành sự chú ý đặc biệt đến vấn đề bình đẳng giới và nhu cầu, lợi ích của thanh thiếu niên.
Phiên thảo luận này sẽ do UNESCO đồng chủ tọa.

 

Phiên thảo luận 2B: Mạng xã hội

Mạng xã hội đóng vai trò lớn trong xã hội hiện đại thông qua việc thay đổi phương thức giao tiếp, ứng xử và kinh doanh của chúng ta. Bằng việc sử dụng mạng xã hội, mọi người đều có thể thể hiện bản thân và quan điểm của mình qua ngôn từ, hình ảnh hay video. Sự xuất hiện của các hình thức tương tác và chia sẻ thông tin mới cũng mang lại những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi con người phải tìm ra giải pháp phù hợp cho từng vấn đề cụ thể.

Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu và thảo luận về tiềm năng phát triển mạng xã hội cũng như các cách tiếp cận thách thức được đặt ra cho xã hội và con người Việt Nam.

Đặc biệt, trong phiên thảo luận này, BTC giới thiệu: Sổ tay #NetSmart giúp các bậc phụ huynh trò chuyện với con về những mối nguy hại trên Internet và cách phòng tránh chúng.

 

Phiên chính 2: Chính phủ điện tử - khả năng tiếp cận và tính minh bạch của thông tin

Chính phủ điện tử tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ khác.

Trong phiên thảo luận này, chúng ta sẽ phân tích các bài học điển hình liên quan đến chính phủ điện tử trên thế giới và đề xuất các giải pháp cho sự phát triển của xã hội số ở Việt Nam.

 

Phiên thảo luận 3A: Số hóa và góc nhìn của các thế hệ sau

Xu hướng xã hội số hóa sẽ  tác động lớn đến cách người trẻ sống, tương tác, và làm việc khi trưởng thành. Những công dân trẻ suy nghĩ về vấn đề này như thế nào? Những kỹ năng gì chúng ta cần phải học để thích nghi với sự chuyển đổi của xã hội?

Trong phiên thảo luận này, chúng ta sẽ tập trung vào các vấn đề tương lai và lắng nghenhững quan điểm, trải nghiệm, chia sẻ từ phía sinh viên, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp số.

 

Phiên thảo luận 3B: Thành phố thông minh

Thành phố thông minh là thành phố sử dụng công nghệ và các giải pháp số với mục tiêu cải thiện đời sống hàng ngày của người dân. Những đổi mới sáng tạo đã mở đường cho sự phát triển đô thị hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Hợp tác một cách hiệu quả được coi là yếu tố quyết định trong chiến lược xây dựng và phát triển thành phố thông minh. Đây không chỉ là nhiệm vụ dành cho các chính trị gia và kỹ sư, bởi vì thông qua những đổi mới kỹ thuật số, bất cứ ai cũng có thể đóng góp vào kiến tạo đô thị thông minh.

Trong phiên này, chúng ta sẽ thảo luận về các giải pháp công nghệ thông minh để xây dựng các thành phố thông minh trong tương lai .

 

Ngoài ra, đêm Gala ngày 27.11 sẽ diễn ra buổi thuyết trình cuộc thi #InnovationForGood. Ba thí sinh được lựa chọn sẽ thuyết trình về dự án của mình để dành giải thưởng #InnovationForGood. Đây là giải thưởng vinh danh những sáng kiến công nghệ thúc đẩy xã hội phát triển tiến bộ hơn.

 

Nếu quan tâm đến diễn đàn về Internet & Xã hội lớn nhất trong năm tại Việt Nam, kính mời Quý đại biểu đăng ký tham dự sự kiện tại: https://www.vietnaminternetforum.com/#ticketsĐừng bỏ lỡ cơ hội đăng ký tham dự sự kiện về Internet và Xã hội lớn nhất trong năm tại Việt Nam: https://www.vietnaminternetforum.com/#ticketshttps://www.vietnaminternetforum.com/#ticketsĐừng bỏ lỡ cơ hội đăng ký tham dự sự kiện về Internet và Xã hội lớn nhất trong năm tại Việt Nam: https://www.vietnaminternetforum.com/#tickets

Mọi thông tin chi tiết của diễn đàn xin truy cập vào:  

Website: https://www.vietnaminternetforum.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/VietnamInternetForum/