Hội thảo Chuyên đề: “Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững”

Hội thảo Chuyên đề: “Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp và các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững”

​NỘI DUNG CHÍNH HỘI THẢO


Việt Nam hiện đang có hơn 35 triệu người sử dụng mạng xã hội (chiếm 37% dân số) với thời lượng trung bình dành cho mạng xã hội khoảng 2 giờ 18 phút mỗi ngày.  Đây là tỷ lệ cao so với mức độ trung bình toàn cầu là 31%*. Bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận của mạng xã hội trong đời sống xã hội hiện đại, mạng xã hội cũng tạo ra những bất cập cho cá nhân người dùng và doanh nghiệp. Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp (illegal hate speech) ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay ở Việt Nam với rất nhiều trường hợp nằm ngoài sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam.

 

Chính vì vậy, Chương trình Nghiên cứu Internet & Xã hội (VPIS), Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐH KHXH & NV), Đại Học Quốc gia Hà Nội và Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin Điện tử, Bộ Văn hóa Thông tin tổ chức buổi Hội thảo Chuyên đề: “Phát ngôn gây thù ghét bất hợp phápvà các giải pháp hướng tới một môi trường mạng xã hội an toàn và phát triển bền vững”.

 

Hội thảo là một diễn dàn mở cho các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà hoạch định chính sách vàcác doanh nghiệp cung cấp nền tảng mạng xã hội cùng thảo luận để tìm ra các giải pháp khả thi, hướng tới xây dựng một môi trường mạng xã hội an toàn và công bằng cho người sử dụng với mục tiêu chính gồm:

 

  • Làm rõ và tạo được sự đồng thuận giữa Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp và xã hội về tác hại của “Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp” đối với cá nhân, tổ chức và xã hội trên môi trường mạng xã hội.\

  • Hướng tới đề xuất, xây dựng và triển khai “Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội Việt Nam” theo đề xuất của Chương trình Nghiên cứu Internet & Xã hội, ĐH KHXH & NV.

​​

Nội dung buổi hội thảo sẽ bao gồm 2 phần thảo luận:

 

PHẦN 1: PHÁT NGÔN BẤT HỢP PHÁP - XÃ HỘI VIỆT NAM ĐANG ĐỐI MẶT VỚI ĐIỀU GÌ?

Trong phiên thảo luận này sẽ làm rõ các vấn đề như sau thông qua các bài trình bày và thảo luận:

  • Phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp (Illegal hate speech) - góc nhìn toàn cầu
  • Định nghĩa phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp và các cơ sở pháp lý liên quan
  • Các vấn đề mà xã hội Việt Nam đang đối mặt với phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp

-        Tác động tới cá nhân

-        Tác động tới doanh nghiệp và các tổ chức

  • Đảm bảo quyền được bảo vệ an toàn và công bằng của người sử dụng mạng xã hội song song với đảm bảo quyền tự do ngôn luận trên Internet

 

PHẦN 2: CÁC GIẢI PHÁP HƯỚNG TỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG GIAN MẠNG XÃ HỘI AN TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

  • Kinh nghiệm của EU đối với mạng xã hội
  • Cơ sở pháp lý và quy định hiện hành của Việt Nam
  • Bộ quy tắc ứng xử cho mạng xã hội Việt Nam
  • Các giải pháp mang tính khả thi và bền vững
  • Lộ trình triển khai

​THỜI GIAN:

Thời gian: 9:00 – 17:00 ngày 12 tháng 4 năm 2017

 

 

​THÀNH PHẦN THAM DỰ:

​(Thành phần tham dự dự kiến)

 

I.  CÔNG TY CUNG CẤP NỀN TẢNG MẠNG XÃ HỘI (CÔNG TY IT)

1.      Facebook (khu vực Châu Á – Thái Bình Dương)

2.      Google (Youtube) (khu vực Châu Á – Thái Bình Dương)

3.      Twitter

4.      Microsoft

5.      Zing (Zalo)

 

II.  CƠ QUAN, TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC

6.      Văn phòng chính phủ

7.      Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

8.      Cục quản lý Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông

9.      Cục An ninh Thông tin, Truyền thông, Bộ Công An

10.   Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội

11.   Ủy ban Văn hóa – Xã hội, Quốc hội

12.   Hiệp hội Internet Việt Nam

 

III.   CƠ QUAN, TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN

13.   Trường Đại học Lund, Thụy Điển

14.   Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Số Châu Á, thuộc Viện nghiên cứu Internet và Xã hội Berkman của Đại học Harvard.

15.   Trường Đại học Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội

16.   Học viện Báo chí và Tuyên truyền

17.   Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

IV.  CƠ QUAN BÁO CHÍ

18.   Thông tấn xã Việt Nam

19.   Báo Nhân dân

20.   VTV1

21.    VTV4

22.   VOA

23.   VTC News

24.   Báo Lao Động

25.   Báo Vietnam Plus

26.   Báo Tiền Phong

27.   Báo Vietnamnet

28.   Báo Vnexpress

29.   Báo VnEconomy

30.   Báo Dân trí

31.   Thời báo Kinh tế Sài Gòn

32.   VITV

33.   HiTV