INTERNET & LUẬT PHÁP

INTERNET & LUẬT PHÁP

VPIS mong muốn tạo một diễn đàn nơi mà các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà làm luật cùng thảo luận về mối quan hệ và tương tác giữa công nghệ thông tin đối với luật pháp và quản trị công, đặc biệt các chủ đề liên quan tới quy định và chính sách để ngày càng thúc đẩy sự phát triển ứng dụng Internet phổ quát hơn nữa đối với xã hội Việt Nam.

 

Bên cạnh đó những thay đổi của quản trị và hành chính công tại Việt Nam đang ngày càng được cải thiện một cách đáng kể nhờ áp dụng công nghệ thông tin đáp ứng  những thay đổi  về nhu cầu to lớn của xã hội trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Mô hình chính phủ kiến tạo đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi các sáng kiến và ứng dựng công nghệ thông tin sẽ đáp ứng một cách nhanh chóng và chủ động để tham gia cùng người dân thảo luận các giải pháp đáp ứng  nhu cầu của một xã hội kỹ thuật số (Digital Society) trong tương lai.

 

Chuyên đề Internet & Luật pháp, Quản trị thực hiện các hướng nghiên cứu sau:

- Góp phần thúc đẩy các quy định và chính sách về Internet để hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của internet tới tới xã hội.

- Góp phần thúc đẩy các ứng dụng và chính sách để tiến tới một nền quản trị hành chính điện tử đáp ứng các như cầu của một xã hội số

 

Đồng Trưởng Ban Chuyên đề: TS. Bùi Hải Thiêm

TS. Bùi Hải Thiêm hiện đang công tác tại Viện Nghiên cứu Lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,  Việt Nam. Tiến sĩ ngành Khoa học Chính trị,  Đại học Queensland (UQ), Australia, Thạc sỹ chuyên ngành Nghiên cứu Quốc tế, SOAS, Đại học London. TS. Bùi Hải Thiêm còn là một Nhà nghiên cứu thỉnh giảng tại Trung tâm Nhân quyền Na Uy, Đại học Oslo (an Australian Leadership Award Scholar and an Asia Foundation Development Fellow).  Các nghiên cứu của ông tập trung vào xã hội dân sự, chính trị hiến pháp, quyền con người, và quản trị bầu cử ở Việt Nam. Các công trình nghiên cứu của ông đã được đăng trên một số tạp chí chuyên ngành học thuật có uy tín như Asian Journal of Social Science, Contemporary Southeast Asia, Journal of Vietnamese Studies, and Global Change, Peace and Security.